Những lưu ý khi thiết kế giếng trời trong nhà và sau nhà
Giếng trời hiểu nôm na là khoảng trống thông từ mái nhà xuống nhằm mang lại sự thoáng đãng, ánh sáng tự nhiên cho căn nhà. Có hai loại giếng trời phổ biến hiện nay là giếng trời trong nhà và giếng trời sau nhà.Tùy theo thiết kế căn hộ và vị trí đặt giếng trời mà bạn sẽ có những cách thiết kế và trang trí khác nhau cho phù hợp.
1. Giếng trời trong nhà
Giếng trời trong nhà có nhiều hình dạng khác nhau như hình vuông, chữ nhật hay bán nguyệt… Giếng trời trong nhà không chỉ có tác dụng thông gió, lấy sáng, làm đẹp mà còn có tác dụng phong thủy cho kiến trúc tổng thể của ngôi nhà.
Giếng trời trong nhà mang đến ánh sáng tự nhiên cho căn nhà |
Với giếng trời trong nhà bạn có thể cắt giảm ánh sáng điện và tận dụng được nhiều ánh sáng tự nhiên hơn khiến ngôi nhà trở nên sáng và thông thoáng hơn.
Thông thường ngôi nhà hình ống sẽ chọn làm giếng trời hình trụ. Những nhà có không gian rộng hơn như biệt thự, giếng trời có thể thiết kế đa dạng với nhiều dạng khác nhau, mới lạ và bắt mắt như dùng kính nhiều màu sắc hay kiểu dáng xoắn ốc...
Hướng tốt nhất để đặt giếng trời là phía Bắc bởi nó luôn mát mẻ. Nếu bạn muốn xây giếng trời ở phía Đông hay Tây thì sẽ đối mặt với lượng nhiệt khá lớn từ mặt trời vào thời điểm mọc và lặn. Riêng với phía Nam các cơn gió mùa hè sẽ là trở ngại, mặc dù chúng khiến không gian ấm áp hơn vào mùa đông. Do đó, nếu xây dựng ở hướng Nam tốt nhất bạn nên trồng một loại cây nào đó có tán hơi rộng để che mát mùa hè.
Một số lưu ý khác khi bạn xây giếng trời trong nhà là:
Tính thẩm mỹ của giếng trời trong nhà được quan tâm. |
· Nên kiểm tra hệ thống thoát nước thường xuyên để không gây đọng nước hoặc tràn nước vào nhà.
· Thiết kế giếng trời nên khoa học để có thể tránh tạt mưa vào gây hư hỏng đồ đạc, nội thất trong nhà.
· Giếng trời có thể sử dụng kiếng để chiếu sáng nhưng bạn cũng có thể chọn nhựa trong để thay thế. Nhựa rẻ hơn và khó vỡ hơn thủy tinh, tuy vậy chúng dễ bị xướt và theo thời gian nó thường trở nên giòn và cũ, bạc màu.·Nếu sử dụng kính thủy tinh thì bạn nên để ý đến dòng kính cường lực để bảo đảm an toàn.
2. Giếng trời sau nhà
Giếng trời sau nhà không ảnh hưởng nhiều đến khung cảnh chung của thiết kế ngôi nhà do chúng nằm ở đằng sau. Vì vậy, thiết kế của giếng trời sau nhà cũng ít "đòi hỏi" hơn, mục đích chính của nó là tạo sự thông thoáng và lấy gió. Tuy nhiên, nếu bạn xây giếng trời ở những hướng gió mạnh như Tây Bắc thì nên tích hợp thêm một thiết bị điều tiết gió hoặc bạn có thể giảm diện tích lấy gió của giếng xuống cho phù hợp.
Giếng trời sau nhà thiết kế tự do và đơn giản hơn. |
Với giếng trời sau nhà thường để trần không, do đó bạn sẽ
không tốn kém các khoản chi phí lắp vật liệu che chắn phía trên. Bạn chỉ cần
trang trí một chút cho những bức tường của giếng với tranh vẽ tường hay khảm
nạm các mảnh gốm vỡ ít tốn kém cũng đã có một không gian độc đáo rồi.
Lưu ý: Đối với cả hai loại giếng trời nêu trên, khi xây dựng, thiết kế nội thất bạn cần chú ý đến khả năng bảo vệ an toàn cho ngôi nhà của bạn. Bạn nên chăng kéo các tấm lưới chắn ở miệng giếng để tránh trộm có thể đột nhập vào nhà gây tổn thất cho gia đình nhé. Có nhiều loại lưới chắn như lưới cước hay thép để bạn có thể lựa chọn.
Lưu ý: Đối với cả hai loại giếng trời nêu trên, khi xây dựng, thiết kế nội thất bạn cần chú ý đến khả năng bảo vệ an toàn cho ngôi nhà của bạn. Bạn nên chăng kéo các tấm lưới chắn ở miệng giếng để tránh trộm có thể đột nhập vào nhà gây tổn thất cho gia đình nhé. Có nhiều loại lưới chắn như lưới cước hay thép để bạn có thể lựa chọn.